Những lỗi thường gặp trên máy ép trái cây
Phan Thị Kiều Vy
Thứ Sáu,
18/11/2022
Những lỗi thường gặp trên máy ép trái cây
Bạn đang sở hữu một chiếc máy ép trái cây, tuy nhiên máy lại thường bị ngưng hoạt động, bị kẹt, máy ép không ra nước... gây không ít khó khăn cho bạn. Dưới đây là một số lỗi thường gặp trên máy ép trái cây và một số giải pháp khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu cùng Bếp Tôi nhé!
Máy không hoạt động khi đã cắm điện
Một điểm đặc biệt ở máy ép trái cây là hệ thống khóa an toàn. Nếu chúng ta lắp đặt không đúng cách hay không gài khóa thì máy sẽ không hoạt động. Bạn hãy luôn nhớ kiểm tra và làm đúng theo hướng dẫn, đảm bảo bạn đã lắp đúng và đủ các thiết bị để không xảy ra tình trạng như trên.
Đảm bảo đúng các thao tác
Máy ép hoạt động không như công suất ban đầu
Hiệu suất và tốc độ hoạt động của máy ép bỗng nhiên giảm hơn nhiều so với những ngày đầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng điều cốt lõi vẫn có thể là trong quá trình sử dụng bạn chưa thực sự sử dụng đúng cách và không bảo quản kĩ lưỡng cho máy.
Để máy sử dụng hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng theo đúng hướng dẫn. Đối với các loại củ quả cứng bạn nên cắt nhỏ ra hoặc lột vỏ trước khi thực hiện ép. Bên cạnh đó, mỗi lần ép bạn nên cho một lượng vừa đủ để duy trì tính ồn định cho máy. Ngoài ra việc vệ sinh máy thường xuyên cũng là một điều cần thiết để máy ép hoạt động hiệu quả hơn.
Không nên cho quá nhiều thực phẩm vào một lúc
Máy ngừng hoạt động đột ngột
Máy đang hoạt động bình thường nhưng đột nhiên không hoạt động, nhiều khả năng là do máy đã làm việc liên tục trong thời gian quá dài khiến mô tơ bị nóng và tự động ngắt điện.
Để hạn chế lỗi này bạn nên ngắt một lần sau mỗi 30 phút hoạt động để thời gian cho máy nghỉ ngơi khoảng 15 phút và bật động cơ hoạt động trở lại. Việc này không những giúp bảo quản máy tốt hơn mà còn giảm thiểu những lỗi phát sinh khác.
Ngoài nguyên nhân trên, lưỡi dao bị kẹt cũng là một nhân tố khiến máy của bạn bỗng dưng ngưng hoạt động. Hãy khắc phục tình trạng trên bằng cách cắt nhỏ nguyên liệu ép trước khi bạn tiến hành bỏ vào máy.
Nên cắt nhỏ trái cây trước khi ép
Máy ép ra nước chậm hoặc không ra nước
Việc cho quá nhiều thực phần cùng một lúc vào ép sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng trên vì hệ thống lưới lọc và thãi bã sẽ không thể kiểm soát được lượng thực phẩm quá nhiều mà bạn đưa vào. Bên cạnh đó rất có thể bạn đã sử dụng loại thực phẩm khó chắt lọc bã đã làm tắt lưới lọc. Giải pháp tốt nhất cho bạn những lúc như vậy là bạn nên tắt máy, kiểm tra bộ lọc và vệ sinh sạch sẽ.
Máy ép không ra nước là một trong những lỗi thường gặp trên máy ép trái cây
Máy ép bị gỉ sét
Ngoài những lỗi trên, trong quá trình sử dụng lâu dài máy ép đôi khi bị gỉ sét cả lớp vỏ ngoài đặc biệt là lưỡi dao. Điều này sẽ rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng vì trong nước ép bằng máy bị gỉ sét sẽ chứa những tạp chất có hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể là ngay từ khi mua sản phẩm bạn chưa để ý kĩ chất liệu máy hoặc trong quá trình sử dụng bạn chưa biết cách bảo quản đúng để máy bị gỉ sét. Bạn có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách luôn vệ sinh máy sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo và luôn nhớ kiểm tra chất liệu, nguồn gốc sản phẩm cũng như luôn chọn mua những máy mang nhãn hiệu đáng tin cậy.
Chọn thương hiệu uy tín
Những lưu ý chung khi sử dụng máy ép trái cây
- Không nên ép các loại trái cây quá mềm hoặc quá cứng. Tùy thuộc vào đặc tính của từng máy để lựa chọn loại trái cây phù hợp.
- Sau mỗi lần sử dụng nên vệ sinh thật sạch lưới lọc, lưỡi dao, khay chứa bã để có thể đảm bảo độ bền của máy.
- Để giảm bớt tình trạng máy ép trái cây bị kẹt bạn nên cắt nhỏ trái cây trước khi cho vào máy, điều này cũng giúp cho trái cây dễ lấy nước hơn.
- Lắp đặt máy theo đúng như trong sổ hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp khi mua máy về sử dụng.
- Hạn chế sử dụng liên tục trong thời gian dài. Nếu bạn có nhu cầu ép nhiều trái cây, hãy cho máy nghỉ ngơi giữa những lần xay. Việc cho máy nghỉ ngơi là góp phần đảm bảo hoạt động của máy được êm ái hơn và tránh cho mô tơ của máy quá nóng.
Nguồn: Tổng hợp/ Điện máy chợ lớn