Dấu hiệu nhận biết nên thay nồi cơm điện mới
Phan Thị Kiều Vy
Thứ Ba,
13/12/2022
Dấu hiệu nhận biết nên thay nồi cơm điện mới
Nồi cơm điện bạn mua đã 2 năm nhưng vẫn đang hoạt động bình thường, liệu có phải thay nồi mới? Dưới đây là những dấu hiệu cho biết bạn cần suy nghĩ sắm ngay cho gia đình mình một chiếc nồi mới để bảo vệ sức khỏe gia đình và tiết kiệm điện năng.
Vì sao cần kiểm tra để thay đổi nồi cơm điện?
Nồi cơm điện là dụng cụ gia dụng bạn tiếp xúc hàng ngày nen sự đảm bảo an toàn là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần kiểm tra liên tục để đảm bảo phần điện vẫn an toàn.
Hơn nữa, hàng ngày chúng ta ăn cơm những chất độc hại sẽ theo vào cơ thể nếu nồi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên việc kiểm tra và nhận biết dấu hiệu cần thay đổi nồi là việc cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết cần thay nồi cơm điện mới
1. Lòng nồi bị bong tróc
Hiện nay tất cả nồi cơm điện trên thị trường đều được phủ lớp chống dính. Chất chống dính đã được kiểm định an toàn với sức khỏe.
Để lớp chống dính bám vào lòng nồi thì cần một lớp keo đặc biệt để liên kết. Vì thế nên khi lớp chống dính bị trầy xước sẽ hở lớp kéo dính bên trong, chất độc hại trong keo có thể đi vào thực phẩm, qua đường ăn uống gây hại cho sức khỏe về lâu dài.
Vậy nên, nếu phát hiện lòng nồi chống dính nhà mình đang có dấu hiệu trầy xước bạn cần hạn chế tối đa để lớp chống dính không bị bong tróc nhiều hơn. Trong trường hợp tình trạng trầy xước nhiều hay lớp chống dính bong tróc, thì bạn nên thay mới nồi cơm điện để đảm bảo an toàn sử dụng. Nếu dùng nồi không chống dính mà lòng nồi lâu năm bị ăn mòn, xuất hiện han gỉ thì hạn thay mới.
Bạn có thể thao khảo một số thương hiệu nồi cơm điện có lớp chống dính tốt, bền chắc như: Nồi cơm điện Sharp, Nồi cơm điện Tiger, Nồi cơm điện Cuckoo....
2. Lòng nồi cơm điện bị biến dạng
Cơm được nấu chín là nhờ lòng nồi được tiếp xúc với mâm điện, vì thế nên nếu nhận thấy lòng nồi có dấu hiệu móp, méo thì bạn cần xem xét để thay thế. Trường hợp móp ít thì bạn vẫn có thể dùng được hoặc nấu cơm chín bình thường. Nếu nồi nấu cơm có vấn đề như nhảy sớm, thừa nước hoặc không chín bạn sẽ cần thay mới.
Nguyên do, vì lòng nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt để gia nhiệt và làm chín hạt gạo bên trong. Khi lòng nồi móp méo hay cong vênh sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc đồng đều với mâm nhiệt, dễ làm cơm nấu chỗ sống chỗ nhão, hoặc nặng là không nấu được cơm do lòng nồi không được làm nóng đủ.
Nếu không phải do lòng nồi hư hỏng thì bạn hãy kiểm tra mâm nhiệt. Khi mâm nhiệt bị hỏng lỗi, chắc chắn khả năng gia nhiệt cho lòng nồi sẽ bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới cơm nấu.
Nồi cơm điện của bạn còn bảo hành, hãy mang đi kiểm tra hoặc thay mới để có những bữa cơm chất lượng nhé.
3. Rơ le không nhận điện, bị nhảy nút sớm
Nồi cơm điện nhảy nút sớm khiến cơm nấu bị sống. Nguyên nhân thường do hỏng rơ le nhiệt, bạn có thay thế rơ le để đảm bảo cơm nấu chín.
Nồi cơm điện không nhận điện có thể do hỏng hóc ở dây hẫn, hở múi, đứt... sẽ cần được kiểm tra và sửa chữa. Nồi cơm điện của bạn còn bảo hành thì hãy mang đến trung tâm để trợ giúp.
4. Vỏ nồi cơm điện nóng, tỏa ra nhiệt
Khi bạn kiểm tra vỏ nồi thấy nóng thì bạn cũng nên thay thế. Bởi khi nhiệt năng tỏa ra thì có nghĩa lượng điện năng đang bị thất thoát sẽ gây lãng phí và không an toàn cho người sử dụng.
Bạn cần kiểm tra lại mạch điện của nồi hoặc thay thế để sử dụng an toàn, tiết kiệm điện năng.
Cách sử dụng nồi cơm điện bền
- Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện chung 1 ổ cắm khi đang sử dụng nồi cơm điện.
- Đặt nồi cơm ở vị trí chắc chắn, khô thoáng và an toàn, xa tầm với trẻ nhỏ.
- Không vo gạo trực tiếp trong lòng nồi, hoặc dụng cụ sắc nhọn, búi đánh nồi chà lên mặt chống dính.
- Tránh để rơi hay va chạm mạnh với lòng nồi dễ gây móp méo, cong vênh.
- Không dùng lòng nồi nấu trên các loại bếp khác, sẽ gây hư hại.
- Nếu nồi cơm không có chế độ nấu các món như làm bánh, kho hay nấu soup... thì bạn không nên tận dụng nồi để nấu vì thức ăn sẽ phản ứng với lòng nồi, gây hư hại nồi. Thay vào đó sử dụng những thiết bị chuyên dụng như nồi áp suất hoặc lò vi sóng...
- Lau khô đáy nồi trước khi nấu, tránh làm hư mâm nhiệt.
- Đặt lòng nồi vào nồi nấu bằng 2 tay để lòng nồi tiếp xúc đều với mâm nhiệt
- Hạn chế việc nhấn nút "cook" nhiều lần sẽ làm nhờn rơ le nhiệt.
- Không nên để nồi ở chế độ hâm nóng cả ngày.
- Vệ sinh đúng cách, bạn dùng khăn mềm vệ sinh vỏ nồi và bên trong. Lưu ý vệ sinh cả nắp trong, van thoát hơi, khay hứng nước thừa và dây dẫn điện của nồi cơm điện.
Bạn cần chọn mua nồi cơm điện chất lượng, đảm bảo an toàn hãy gọi chúng tôi theo số hotline dưới đây để được tư vấn trực tiếp, chi tiết về các sản phẩm tốt hiện đang có mặt trên thị trường đồ gia dụng nhé! .